image banner
Vị trí địa lý

Xã Xuân Lâm nằm phía Tây của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía Bắc giáp các xã Xuân Lộc, Xuân Bình (thị xã Sông Cầu); phía Tây Bắc giáp các xã Phước Mỹ (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) và xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định); phía Tây giáp các xã Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Long (huyện Đồng Xuân); phía Đông giáp phường Xuân Thành, phường Xuân Phú và xã Xuân Phương (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên); phía Nam giáp xã Xuân Thọ 1 (thị xã Sông Cầu). Bản đồ xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu.

anh tin bai

 

Xã Xuân Lâm được thành lập theo Nghị định số 62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh 130,38km² diện tích tự nhiên và 4.003 nhân khẩu của thị trấn Sông Cầu. Đến tháng 8/2009, theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 27/8/2009 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Sông Cầu, thành lập phường thuộc thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên: điều chỉnh 9,08ha (=0,09km2 ) diện tích tự nhiên và 120 nhân khẩu của thôn Cao Phong xã Xuân Lâm vào phường Xuân Thành thuộc thị xã Sông Cầu

1 . Xã Xuân Lâm còn lại 130,91km², dân số 3.963 người 2 , mật độ dân số đạt 30 người/km². Xã Xuân Lâm có 04 thôn: Bình 1Thôn Cao Phong thuộc xã Xuân Lâm còn lại 22,15km2 diện tích tự nhiên và 222 hộ với 1.112 nhân khẩu.

2 Theo báo cáo số 230/BC-UBND ngày 7/4/2022 của UBND xã Xuân Lâm về việc thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới thì xã Xuân Lâm có diện tích 13.659,54 ha (= 136,60km2 ), dân số 3.880 người (852 hộ). 9 Nông, Bình Tây, Cao Phong và Long Phước. Xuân Lâm là xã miền núi, dân cư thưa thớt, nhiều khó khăn về các mặt kinh tế xã hội – nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật có khởi điểm còn thấp

3 . Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, xã Xuân Lâm thuộc xã khu vực II, có 2 thôn diện đặc biệt khó khăn là Bình Tây và Bình Nông. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa bàn xã Xuân Lâm là căn cứ cách mạng, là nơi lực lượng cách mạng đứng chân, bám trụ chống lại kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là nơi chịu nhiều bom đạn, chất độc hóa học của địch. Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), nhân dân trong xã sinh sống chủ yếu bằng nghề nông - lâm nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn.

Xem thêm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1